Ba bước đẩy lùi tình trạng không cảm hứng viết
ngữ liệu văn bản thuyết minh, ngữ liệu kiểm tra văn thuyết minh lớp 8, kho ngữ liệu văn thuyết minh
BA BƯỚC ĐẨY LÙI TÌNH TRẠNG
KHÔNG CẢM HỨNG VIẾT
Sau
khi hiểu rõ đề bài, bước tiếp theo đó là tìm ra từ khóa của chủ đề theo suy
nghĩ cá nhân. Đôi lúc, chủ đề cũng chính là từ khóa; nhưng nhiều khi bạn phải
hiểu đề thì mới suy ra được từ khóa. Ngoài ra, với một số đề mang tính chất so
sánh như "Kiêu ngạo và khiêm tốn" sẽ có hai từ khóa.
2.
PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
Ví dụ, "chương trình học nặng hơn"
thì "nặng hơn" như thế nào? Bạn có thể nêu một ví dụ cụ thể. Ví dụ:
"tuần nào cũng có bài kiểm tra", "tôi thấy tiếng Anh rất
khó". Đối với "ngày nào cũng đi sớm về muộn" bạn hãy giải thích
lí do tại sao phải như vậy? Nêu rõ: "Ngày nào cũng phải dậy sớm hơn nửa tiếng
để lên kịp xe buýt tới trường". "Sau khi tan học còn phải học thêm, về
đến nhà đã là 8 giờ 30 phút... Cứ như vậy phát triển thêm các ý nhỏ hơn. Bắt đầu
với cụm từ khóa "năm tháng cấp hai", bạn đã phát triển được nhiều ý
tưởng khác nhau, tiếp tục bổ sung miêu tả chi tiết. Tiếp đó, hãy kết hợp với cảm
nghĩ của mình. Đây chính là phương pháp hiệu quả để hình thành một bài văn hay.
3.
KĨ NĂNG CHỌN NỘI DUNG
Bạn đã có được rất nhiều ý tưởng khác nhau rồi.
Lúc này, cần chọn lọc để giữ lại những phần quan trọng nhất mà bạn muốn thể hiện,
hay còn gọi là "tư tưởng trọng tâm". Khi thực hiện bước quan trọng
này, bạn nên lựa chọn một cách kĩ lưỡng, phần nào nên lược bỏ, phần nào cần giữ
lại. Lựa chọn không phù hợp rất dễ dẫn đến tình trạng đi vào ngõ cụt, dù cố viết,
bài văn cũng sẽ không hay.
Có một số mẹo nhỏ như sau giúp các bạn lựa chọn
nội dung:
a. Lựa chọn nội dung có quá trình:
Những nội dung có quá trình thường khá dễ viết. Ví dụ, khi miêu tả một ngày nhiều
niềm vui, bạn lựa chọn nội dung là dạo chơi chợ đêm. Mới nghe thì tưởng như có
nhiều điều để kể, nhưng thật ra, nếu viết từng chi tiết, ta sẽ sa đà vào kể lể,
bạn có kể ra bao nhiêu gian hàng, bao nhiêu hương vị cùng không thể khiến bài
viết trở nên sâu sắc. Nhưng nếu bạn chọn ngày chiến thắng một cuộc thi nào đó
thì sẽ dễ viết hơn nhiều. Vì tham gia thì cần đến quá trình chuẩn bị, quá trình
thi đấu, làm việc nhóm, cuối cùng mới giành được thắng lợi, niềm vui mang đầy ý
nghĩa.... Trình tự này dễ miêu tả hơn.
Quá trình ở đây là sự thay đổi trong tâm lí. Những
nội dung mang tính bước ngoặt sẽ dễ phát triển ý hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn miêu
tả cảm giác "buồn bã", ", nội dung bạn lựa chọn là bị mẹ mắng,
tuy đúng là rất buồn, nhưng vì không có giai đoạn thay đổi tâm lí, nên khả năng
khiến người đọc cảm động là rất thấp. Ngược lại, nỗi buồn vì phải chia tay người
bạn thân, từ thuở nhỏ cùng chơi thật vui cho đến lúc buồn bã chia xa... sẽ tạo
ra bước ngoặt rất lớn trong tâm lí. Bài văn của bạn trở nên không những dễ viết
mà còn cảm động.
b. Lựa chọn những nội dung đặc biệt:
Cùng một đề tài, có người viết được bài văn hay xuất sắc, có người lại chỉ viết
ra những câu từ nhàm chán khô khan. Ngoài văn phong tốt, việc có lựa chọn được
một nội dung đặc biệt, phát triển được hết ý nghĩa nội hàm cũng sẽ ảnh hưởng đến
hiệu quả viết văn của bạn.
Ví dụ, với đề bài "tôi đã khóc".
", bạn có thể nghĩ xem, người ta thường khóc lúc nào? Lúc vui sướng, lúc
buồn tủi, lúc thành công, lúc hổ thẹn... Trong bốn trường hợp trên "vui sướng"
và "buồn khổ" là hai nội dung được số đông thường xuyên lựa chọn. Nếu
bạn lựa chọn nội dung "hổ thẹn đến bật khóc" thì cho dù chưa đủ xuất
sắc, nhưng bài văn của bạn vẫn có thể nổi bật nhờ nội dung mới lạ, người đọc sẽ
bị thu hút ở điểm này, đồng thời cũng phát huy được trí tưởng tượng của bạn.
3. Lựa chọn nội dung có sự so sánh: Nội dung có sự việc để so sánh cũng được coi là một phương pháp khai triển ý hiệu quả. Với đề bài về niềm vui, nếu như sắp xếp miêu tả lần lượt nỗi buồn rồi mới đến niềm vui, hẳn người đọc sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn về bài văn của bạn. Ví dụ, bạn miêu tả niềm vui khi giành chiến thắng. Vậy trước đó, hãy "lấy đà" bằng những đoạn văn miêu tả quá trình ôn tập vất vả, nhiều lúc nản lòng, chỉ muốn từ bỏ, nhưng cuối cùng, bạn tự động viên bản thân, phấn đấu để giành thắng lợi. Nếu tả niềm vui theo trình tự đó, bài viết của bạn sẽ có chiều sâu, cuốn hút người đọc hơn.
(Kĩ năng vàng cho teen thế kỉ 21, Bí
kíp làm chủ môn Văn,
Tác giả: Xie Qi Jun, dịch giả: Thiện Minh,
NXB Kim Đồng, 2021, tr.76 - 80)