Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 7
đề thi giữa kì 2 văn 7 kntt,đề thi giữa kì 2 văn 7 truyện ngụ ngôn,đề thi giữa kì 2 văn 7 có ma trận đặc tả, ma trận đặc tả kiểm tra giữa kì 2 văn 7
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM
HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp
7
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. MỤC TIÊU ĐỀ
KIỂM TRA
1. Năng lực
- Đánh giá
được mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng về đặc trưng thể loại truyện ngụ
ngôn qua việc đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK và tri thức tiếng Việt về dấu chấm lửng,
từ ngữ liên kết câu và liên kết đoạn, thành ngữ, biện pháp nói quá; viết được
bài văn kể lại một sự kiện có thật liên quan đến nhân vật lịch sử.
- Năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
II. HÌNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra theo hình thức tự luận 100%.
III. THIẾT LẬP
MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề kiểm tra giữa kì II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung kiến thức / Đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc |
Truyện ngụ ngôn |
2(20%) |
3 (25%) |
1 (15%) |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn kể lại sự việc có thật
liên quan đến một nhân vật lịch sử. |
1*(5%) |
1*(20%) |
1*(10%) |
1*(5%) |
40 |
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
100 |
||
Tổng |
70% |
30% |
100 |
2.
Bản đặc tả đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ
năng |
Mức độ nhận thức |
Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngụ ngôn |
Nhận biết: - Nhận biết
được đề tài, chi tiết tiêu biểu của văn bản. - Nhận diện được nhân vật, tình huống trong truyện ngụ ngôn. - Xác định
được thành ngữ; phép liên kết trong văn bản trong văn bản. Thông hiểu: -
Tóm tắt được cốt truyện. -
Trình bày được tính cách
nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện. -
Giải thích được ý nghĩa
của thành ngữ; chức năng của liên kết trong văn bản. Vận dụng: - Rút ra
được bài học cho bản thân từ nội dung, ý nghĩa của câu chuyện trong tác phẩm. - Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng
tình một phần với bài học được thể hiện qua tác phẩm. |
2 (20%) |
3 (25%) |
1 (15%) |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết bài văn kể lại sự việc có thật
liên quan đến nhân vật lịch sử. (yêu cầu sự việc ngoài sách giáo
khoa) |
Nhận
biết: (0,5đ) - Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự. - Xác định được yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn tự sự. Thông
hiểu: (2,0đ) Kể được diễn biến sự việc theo trình tự hợp lí. Vận dụng:
(1,0đ) - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. - Nêu được ý nghĩa của sự việc hoặc nhân vật. - Nêu được ấn tượng của người viết về sự việc hoặc nhân vật được kể. Vận dụng cao: (0,5đ) - Sử dụng
các yếu tố miêu tả làm nổi bật bối cảnh, đặc điểm nhân vật. - Cách kể sáng tạo, truyền được cảm hứng cho người đọc. |
1* (5%) |
1* (20%) |
1* (10%) |
1* (5%) |
40 |
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
100% |
|||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100 |
3. Đề kiểm tra (trang sau)
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 –
2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 01 trang
ĐỀ A
PHẦN I: PHẦN ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ẾCH MUỐN TO BẰNG CON BÒ
Họ hàng nhà Ếch đang láo
nháo ở bờ ao. Một con Bò mang cái bụng lặc lè đi ngang qua. Bóng cái bụng Bò
muốn che lấp cả mặt ao. Lũ Ếch con trầm trồ :
- Ôi, ngài quái vật, có
cái bụng to như quả núi lớn.
Con Ếch mẹ thấy lũ Ếch
tâng bốc con Bò, bèn nổi máu:
- Chẳng có gì đâu mà bay
la lối lên như vậy. Hãy xem ta cũng sẽ có cái bụng to không kém.
Ếch mẹ cố hết sức, phùng
mang trợn mắt cho bụng căng tròn lên và hỏi lũ Ếch :
- Bụng của ta đã bằng
bụng Bò chưa ?
- Còn nhỏ lắm, còn nhỏ
lắm, sánh sao được với bụng Bò.
Ếch mẹ lại gắng sức, hít
hơi thật sâu để cái bụng căng lên từng tí và trong hơi thở hốn hển, hỏi lũ Ếch
đang kêu oạp oạp :
- Bụng ta đã bằng bụng
Bò chưa ?
Nó chưa kịp dứt lời thì
bụng nó vỡ toang thành tiếng nổ to, khiến lũ Ếch hoảng hốt tung nhảy loạn xạ.
(Ngụ ngôn cổ điển phương Tây, Phạm Hữu Tuấn
sưu tầm và tuyển dịch,
NXB Văn học, 2001, tr. 57)
Câu 1. Chỉ ra 2 dấu hiệu để xác định “Ếch muốn to bằng con bò” là
truyện ngụ ngôn. (1,0 điểm)
Câu 2. Tóm tắt ngắn
gọn (3-5 câu) nội dung chính của câu chuyện trên. (1,0 điểm)
Câu 3. Tìm thành ngữ có nghĩa tương đương với cụm từ in đậm
sau (0,5 điểm):
Ôi, ngài quái vật, có
cái bụng to như quả núi lớn.
Câu 4. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong các câu
sau và nêu chức năng của chúng (1,0 điểm):
Một con Bò mang cái bụng lặc lè đi ngang qua. Bóng cái bụng Bò muốn che lấp
cả mặt ao.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của Ếch mẹ? Những chi tiết nào
trong truyện đã thể hiện tính cách đó? (1,0 điểm)
Câu 6. Câu
chuyện gợi ra cho em bài học gì? Theo em, bài học từ câu chuyện có hoàn toàn
đúng đắn không? Vì sao? (1,5 điểm)
PHẦN II: PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại sự việc
có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Việt Nam trong thế kỉ XX mà em ngưỡng
mộ.
-------------- HẾT --------------
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 –
2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 01 trang
ĐỀ B
PHẦN I: ĐỌC (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
THẦY BÓI XEM VOI
Nhân
buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn
không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm
thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để
cùng xem. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân,
thầy thì sờ đuôi.
Đoạn
năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
- Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân cãi:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi
sể cùn.
Năm
thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát,
đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Ngữ văn 6, Tập Hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 101-102)
Câu 1. Chỉ ra 2 dấu hiệu để xác định “Thầy bói xem voi” là truyện
ngụ ngôn. (1,0 điểm)
Câu 2. Tóm tắt
ngắn gọn (3-5 câu) nội dung chính của câu chuyện trên. (1,0 điểm)
Câu 3. “Thầy bói xem voi” là thành ngữ hay tục ngữ?
Câu 4. Chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong các câu
sau và nêu chức năng của chúng (1,0 điểm):
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau.
Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của năm ông thầy bói? Những
chi tiết nào trong truyện đã thể hiện tính cách đó? (1,0 điểm)
Câu 6. Câu chuyện gợi ra cho em bài học gì? Theo em, bài học từ câu chuyện có
hoàn toàn đúng đắn không? Vì sao? (1,5 điểm)
PHẦN II: VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân
vật lịch sử nhân vật lịch
sử Việt Nam trong thế kỉ XX mà em ngưỡng mộ.
-------------- HẾT --------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Phần |
Yêu cầu |
Điểm |
||
Phần I: Đọc |
Đề A |
Đề B |
|
|
1. - Hình thức: tự sự ngắn gọn - Đề tài: bài học
về thói hợm hĩnh, không biết lượng sức mình (hoặc bài học về kinh nghiệm đánh
giá năng lực của bản thân) - Nhân vật: con
vật được nhân hóa, không có tên riêng - Tình huống: con
Ếch mẹ cố căng bụng ra bằng con bò đến mức bụng nó vỡ toang. |
-
Hình
thức: tự sự ngắn gọn -
Đề tài:
bài học về kinh nghiệm xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng (hoặc bài học về
thói chủ quan) -
Nhân
vật: con người, không có tên riêng mà gọi bằng danh từ chung chỉ nghề nghiệp. -
Tình
huống: năm ông thầy bói xem voi và không ai chịu ai khi nhận xét về voi nên
đánh nhau. |
1,0 đ |
||
Hướng dẫn chấm: HS nêu 1
dấu hiệu đúng đạt 0,5đ; nêu 2 dấu hiệu đúng đạt 1,0đ |
|
|||
Câu 2: -
Tóm tắt đúng nội dung chính của câu chuyện.
(0,5đ) - Đảm bảo đoạn văn từ 3 – 5 câu (0,25đ) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc,
không mắc lỗi chính tả (0,25đ) |
1,0 đ |
|||
Câu 3: To như voi; to như hộ pháp |
-
Thầy bói xem voi là
thành ngữ |
0,5 đ |
||
Câu 4: - phương tiện liên kết: cái bụng Bò (0,5đ) - chức năng: từ ngữ lặp (0,5đ) |
- phương tiện liên kết: thầy nào (0,5đ) - chức năng: từ ngữ thế “năm ông thầy bói” (0,5đ) |
1,0 đ |
||
Câu 5: -
Ếch
mẹ: hiếu thắng, tự phụ, kiêu ngạo, ảo tưởng sức mạnh của bản thân. -
Chi
tiết: + Thái độ, hành động: ếch
mẹ thấy các con tâng bốc bò thì nỗi máu; căng bụng to hết cỡ đến mức vỡ
toang. + Lời nói: Chẳng có gì đâu mà bay la lối lên như vậy. Hãy xem ta cũng sẽ có cái bụng
to không kém; Bụng ta đã bằng bụng Bò chưa? |
- Năm ông thầy bói: chủ quan, nóng vội,
bảo thủ. - Chi tiết: + Hành động:
mỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của voi mà phán về con voi; thầy nào cũng cho là mình nói
đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. + Lời nói: tưởng thể nào, không phải, đâu có, ai bảo,
các thầy đều nói không đúng cả |
1,0 đ |
||
Hướng dẫn chấm: - HS nhận xét được 2 tính cách
đạt 0,5đ; 1 tính cách đạt 0,25đ. - HS nêu được 2 chi tiết đạt
0,5đ; 1 chi tiết đạt 0,25đ. - HS có thể có nhiều cách diễn
đạt, chỉ cần phù hợp. |
|
|||
Câu 6: Bài học có thể rút ra được từ văn bản: - Cần hiểu
rõ những thế mạnh và hạn chế của bản thân. - Không nên hiếu
thắng, ảo tưởng về bản thân. |
Bài học có thể rút ra được từ văn bản: + Muốn hiểu
biết về sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. + Biết bình
tĩnh, lắng nghe ý kiến của người khác. + Không nên chủ quan, kiêu ngạo |
1,0 đ |
||
|
Hs bày tỏ quan điểm và giải
thích hợp lý |
Hs bày tỏ quan điểm và giải
thích hợp lý |
|
|
Hướng dẫn chấm: - HS nêu đúng 2
bài học đạt 0.5 điểm; nêu 1 bài học thì đạt 0,25 điểm. - Hs bày tỏ quan điểm và giải thích hợp lý :
0,5điểm |
|
|||
Phần II: Viết |
Làm
văn: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức và
kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm bảo yêu cầu về hình thức bài
văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, chính tả
và có sử dụng yếu tố miêu tả. |
4,0 |
||
a) Đảm bảo
yêu cầu về hình thức bài văn: bố cục 3 phần; sử dụng ngôi kể thứ nhất |
0,25 |
|||
b)
Xác định đúng yêu cầu tự sự: kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử Việt Nam
trong thể kỉ XX. |
0,5 |
|||
c)
Triển khai nội dung tự sự: Học sinh có
thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần nêu được |
2,5 |
|||
- Mở bài : giới thiệu
được nhân vật và sự việc có thật liên quan đến nhân vật |
0,25 |
|||
- Thân bài: Kể lại sự việc (lưu ý
sử dụng yếu tố miêu tả) + Gợi lại không gian, thời gian diễn ra sự việc. + Diễn biến sự việc theo trình tự hợp lý : ·
Bắt đầu – diễn biến – kết thúc. ·
Một số bằng chứng liên quan để câu chuyện trở nên chân thật (kết hợp kể,
tả) + Ý nghĩa tác động của
sự việc đối với nhân vật/đời sống đương thời/sự kiện lịch sử liên quan. |
2,0 |
|||
- Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết |
0,25 |
|||
d)
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|||
e)
Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ
sâu sắc về người được chọn. |
0,5 |
|||
* Lưu ý:
Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ
vào những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến
khích những bài làm có tính sáng tạo. |
||||