Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 6
đề thi giữa kì 2 văn 6 ctst,đề thi giữa kì 2 văn 6 thơ tự do,đề thi giữa kì 2 văn 6 có ma trận đặc tả, ma trận đặc tả kiểm tra giữa kì 2 văn 6
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp
6
I. MỤC TIÊU ĐỀ
KIỂM TRA
1. Năng lực
-
Đánh giá được mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng về đặc trưng thể loại thơ
tự do có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự qua việc đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK và
tri thức tiếng Việt về từ đồng âm, từ đa nghĩa và các biện pháp tu từ ẩn dụ,
hoán dụ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do có sử dụng yếu
tố miêu tả, tự sự.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
2. Phẩm chất: Yêu
thương, quan tâm đến người thân; trân trọng gia đình.
II.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Kiểm tra theo hình thức tự luận 100%
III. THIẾT LẬP
MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/ đơn vị kĩ nẵng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|
|||
1 |
Đọc |
Thơ
tự do |
2
(20%) |
3
(25%) |
1
(15%) |
0 |
60 |
2 |
Viết |
Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài
thơ |
1*(5%) |
1*(20%) |
1*(10%) |
1*(5%) |
40 |
Tỉ lệ |
25% |
45% |
25% |
5% |
100 |
||
Tổng |
70% |
30% |
100 |
2.
Bảng đặc tả đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/ kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
Đọc |
Thơ
tự do |
Nhận biết: - Nhận biết
được đặc điểm hình thức của thể thơ tự do qua: số tiếng, số
dòng, vần, nhịp. - Nhận diện
được nét độc đáo, các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ. - Nhận ra từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện
pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ. |
2 |
3 |
1 |
0 |
60 |
Thông hiểu: - Nêu được chủ
đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Nhận xét được
nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác
dụng của các nét độc đáo, các yếu tố tự sự và miêu
tả trong thơ. - Nhận xét tác dụng của các từ đa nghĩa, các biện pháp tu từ ẩn dụ và
hoán dụ |
||||||||
Vận dụng: Trình bày
được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. |
||||||||
2 |
Viết |
Viết
đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ |
Nhận
biết : -
Giới thiệu tên bài thơ, tác giả -
Sử dụng ngôi thứ nhất để nêu được cảm xúc chung về bài thơ. -
Đảm bảo hình thức và bố cục một đoạn văn Thông
hiểu: - Trình bày được cảm
xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Chỉ ra và nêu tác dụng
của các từ ngữ, hình ảnh và biện pháp nghệ thuật độc đáo; các yếu tố tự sự,
miêu tả. Vận dụng: - Đánh giá được ý nghĩa
của văn bản. - Trình bày được những
thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, nhận thức của bản thân sau khi đọc văn bản.
- Đảm bảo chuẩn chính tả,
ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng cao: - Có cách diễn đạt độc
đáo, sáng tạo, hợp logic. - Giọng văn giàu cảm
xúc, chân thật. |
1* |
1* |
1* |
1* |
40 |
Tỉ lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
100 |
|||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100 |
3.
Đề kiểm tra (trang sau)
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 01 trang
ĐỀ A
PHẦN I: PHẦN ĐỌC
(6.0 điểm)
Đọc
văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÁI ẤM
NGÔI NHÀ
Nếu ngọn
gió nào dẫn con đến phương trời xa thẳm
Con đừng
quên lối về nhà
Nơi
thung sâu khơi nguồn ngọn gió...
Nếu
cánh chim nào chở cơn lên thăm mặt trời cháy đỏ
Con đừng
quên lối về nhà
Nơi sớm
chiều vẫn nhen ngọn lửa
Nếu vạt
mây nào đưa con lên chơi với ngôi sao xanh biếc
Con đừng
quên lối về nhà
Suối trong con tắm mình
thuở bé...?
(Trương
Hữu Lợi, dẫn theo Sách bài tập Ngữ văn 6, Tập một,
bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 14)
Câu 1 (1,0
điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên. Nêu 2 dấu hiệu (về số tiếng, số
dòng, vần hoặc nhịp) giúp em nhận diện thể thơ đó.
Câu 2 (1,0
điểm). Nêu 1 nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình
ảnh hoặc biện pháp tu từ. Tác dụng của nét độc đáo đó.
Câu 3 (0,5
điểm). Từ “ngọn” trong các từ “ngọn gió”, “ngọn lửa” là từ đồng
âm hay từ đa nghĩa?
Câu 4 (1,0
điểm).
Các hình ảnh “phương trời xa thẳm, mặt trời cháy đỏ, ngôi
sao xanh biếc” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5 (1,0
điểm). Tìm những dòng thơ nói về “nhà”. Qua những dòng thơ này, nhân
vật trữ tình bộc lộ tình cảm, cảm xúc gì đối với “nhà”?
Câu 6 (1,5
điểm).
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của “mái ấm ngôi nhà” đối với mỗi người?
(Viết từ 3 – 5 câu để trả lời câu hỏi)
PHẦN II. VIẾT (4.0
điểm)
Viết
đoạn văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Mái ấm ngôi nhà của Trương
Hữu Lợi.
-----HẾT-----
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 01 trang
ĐỀ B
PHẦN I: PHẦN ĐỌC
(6.0 điểm)
Đọc
văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
KHI MẸ VẮNG NHÀ
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn
Khi mẹ vắng nhà, em quét sân và quét cổng
Sớm mẹ về, thấy khoai đã chín
Buổi mẹ về, gạo đã trắng tinh
Trưa mẹ về, cơm dẻo và ngon
Chiều mẹ về, cỏ đã quang vườn
Tối mẹ về, cổng nhà sạch sẽ
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không mẹ ơi! Con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời,
NXB Văn học, 2022, tr.56)
Câu 1 (1,0
điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên. Nêu 2 dấu hiệu (về số tiếng, số
dòng, vần hoặc nhịp) giúp em nhận diện thể thơ đó.
Câu 2 (1,0
điểm). Chỉ ra các yếu tố tự sự trong 2 khổ thơ đầu và cho biết tác
dụng của chúng.
Câu 3 (0,5
điểm). Tìm từ đồng âm với từ “chín” trong câu “Sớm mẹ về,
thấy khoai đã chín”.
Câu 4 (1,0
điểm. Hai
câu thơ “Áo mẹ mưa bạc màu/Đầu mẹ nắng cháy tóc” có sử dụng biện
pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5 (1,0
điểm). Vì sao em bé từ chối lời khen của mẹ? Qua đó, em bé thể
hiện tình cảm, cảm xúc gì với mẹ?
Câu 6 (1,5
điểm).
Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cái với cha mẹ? (Viết từ
3 – 5 câu để trả lời câu hỏi)
PHẦN II. VIẾT (4.0
điểm)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em
về bài thơ Khi mẹ vắng nhà của Trần Đăng Khoa.
----HẾT-----
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: NGỮ VĂN 6
|
|
|||||||
|
Phần |
Đáp án |
Điểm |
|
||||
|
|
Đề A |
Đề B |
|
|
|||
|
Đọc |
1. Thể thơ: tự do |
0,5 |
|
||||
|
- Dấu hiệu hình thức: số tiếng trong mỗi dòng thơ không
giống nhau; có gieo vần và không gieo vần… Hướng dẫn: nêu
đúng 1 dấu hiệu đạt 0,25đ; đúng 2 dấu hiệu đạt 0,5 đ |
0,5 |
|
|||||
|
2. HS có thể chỉ ra 1 nét
độc đáo như: - Điệp ngữ: con đừng
quên lỗi về nhà - Hình ảnh thơ: ngọn
gió, ngọn lửa, suối trong. - Biện pháp ẩn dụ: phương
trời xa thẳm, mặt trời cháy đỏ, ngôi sao xanh biếc. |
2. Hs nêu yếu tố tự sự bằng cách tóm tắt sự việc qua 2
khổ thơ: - Khi mẹ vắng nhà, em bé đã làm nhiều việc để đỡ đần mẹ
như luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét sân. Và khi
mẹ về thì khoai đã chín, gạo trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ quang vườn, nhà
sạch sẽ. |
0,5 |
|
||||
|
- Tác dụng: HS nêu tác
dụng phù hợp với nét độc đáo đã chọn (GV có thể tham khảo gợi ý ở phần
viết) |
Tác dụng: làm nổi bật tình yêu thương mẹ của em bé, hình
dung ra một em bé nhanh nhẹn, tháo vát. |
0,5 |
|
||||
|
3. Xác định: Từ “ngọn”
trong các từ ngữ trên là từ đa nghĩa. |
3. Tìm từ đồng âm phù hợp. VD: chín năm, chín ngày,
chín tuổi ... |
0,5 |
|
||||
|
4. Biện pháp ẩn dụ |
4. Biện pháp hoán dụ |
0,5 |
|
||||
|
- Tác dụng: làm nổi bật
đặc điểm của sự vật, gợi đến những nơi xa xôi, đẹp đẽ, hấp dẫn, ... |
- Tác dụng: làm nổi bật hình ảnh người mẹ lao động lam
lũ, vất vả, cực nhọc ... |
0,5 |
|
||||
|
5. Các dòng thơ nói về
“nhà”: Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió... Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa Suối trong con tắm mình thuở bé...? |
5. Vì em bé cho rằng những việc mình làm chưa bằng với
những vất vả cực nhọc của mẹ. |
0,5 |
|
||||
|
- Cảm nhận về tình cảm,
cảm xúc của nhân vật trữ tình: HS viết ra cảm nhận của mình hợp lí. Có thể là: nhà là nơi
cuộc sống bắt đầu, mang lại yêu thương, nuôi dưỡng tâm hồn => trân trọng Lưu ý: HS
phải chỉ ra được ý nghĩa của: khơi nguồn ngọn gió, nhen ngọn
lửa, Suối trong con tắm mình. |
- Cảm nhận về tình cảm,
cảm xúc của nhân vật trữ tình: HS viết ra cảm nhận của mình hợp lí. Có thể là: em bé yêu thương mẹ, thấu hiểu những nỗi vất
vả của mẹ. Lưu ý: HS
phải chỉ ra được các chi tiết thơ thể hiện tình cảm của em bé về mẹ |
0,5 |
|
||||
|
6. – Diễn đạt rõ ràng, viết thành đoạn có 3 – 5 câu |
0,25 |
|
|||||
|
– Trình bày suy nghĩ
phù hợp, có thể trình bày theo gợi ý sau: |
1,25 |
|
|||||
|
+ Gia đình có ý nghĩa
thiêng liêng và quan trọng với mỗi người. + Trân trọng, giữ gìn
hạnh phúc gia đình |
+ Phải luôn yêu thương,
hiếu thảo và thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ + Biết giúp đỡ cha mẹ
những việc vừa sức |
|
|||||
|
Viết |
Đây
là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực hình thành văn bản nên cần đảm bảo yêu cầu
về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, đặt câu,
chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí lẽ… |
4,0 |
|
||||
|
a. Đảm bảo yêu cầu về
hình thức đoạn văn: - Mở đoạn bằng chữ cái viết hoa lùi
đầu dòng. Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. - Dùng ngôi kể thứ nhất để ghi lại cảm
xúc. - Đảm bảo bố cục: 3 phần |
0,5 |
|
|||||
|
b.
Nêu cảm xúc khái quát về bài thơ:
bài thơ là lời nhắn nhủ của cha mẹ với con về ngôi nhà thân thương, ấm cúng… |
b. Nêu cảm xúc khái
quát về bài thơ: bài thơ là câu chuyện
kể lại những việc em bé đã làm trong những lần mẹ vắng nhà để thể hiện tình
yêu mẹ |
0,5 |
|
||||
|
c.
Triển khai cảm xúc:
|
|
|
|
||||
|
- Nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm
xúc khái quát về bài thơ |
0,25 |
|
|||||
|
-
Trình bày cảm xúc về nội dung: +
Các hình ảnh ẩn dụ: phương trời xa thẳm, mặt
trời cháy đỏ, ngôi sao xanh biếc gợi liên tưởng tới những xứ sở xa
xôi, đẹp đẽ, huyền bí, những điều mới mẻ hấp dẫn, vẫy gọi con người; +
Các hình ảnh “ngọn gió, ngọn lửa, suối trong” gọi lên hình ảnh ngôi nhà gần
gũi, thân thương +
Điệp ngữ: lời nhắn gọi tha thiết với con về ý nghĩa thiêng liêng của ngôi nhà
- là nơi nuôi dưỡng, yêu thương và lưu giữ những kỉ niệm, cảm xúc trong trẻo
cho tuổi thơ mỗi người … - Trình bày cảm xúc về
nghệ thuật: Thơ tự do, hình thức linh hoạt, giong thơ ngọt ngào, tha thiết |
-
Cảm nhận về nội dung: +
Bài thơ kể lại câu chuyện của em bé khi mẹ vắng nhà. Qua những công việc và kết
quả em bé đạt được, ta hình dung được sự đáng yêu và những hoạt động nhanh nhẹn,
thoăn thoắt của em và chị gái đã làm, trong trạng thái phấn chấn, vui tươi
cùng nỗi mừng vui tíu tít của em khi kể ra từng việc, từng việc em đã làm
giúp mẹ. +
Lời từ chối đáng yêu thể hiện rõ sự thấu hiểu của em về biết bao vất vả, nhọc
nhằn của mẹ. +
Nhận ra hình ảnh ngươi mẹ vất vả, lam lũ. -
Cảm nhận về nghệ thuật: Bài thơ viết theo thể thơ tự do, kết hợp yếu tố tự sự
với miêu tả cùng liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ gợi tả chân thực và cảm động tình
yêu thương, lòng hiếu thảo của con dành cho mẹ. |
2,0 |
|
||||
|
-
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: +
Bài thơ là lời nhắn nhủ: hãy luôn ghi nhớ và trân trọng người thân, gia đình,
quê hương. +
Khơi gợi trong mỗi người tình cảm yêu thương, sự gắn bó tha thiết với gia
đình, quê hương. |
-
Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm: +
Bài thơ là câu chuyện cảm động về một em bé giàu tình yêu thương, hiểu thảo với
mẹ + Khơi gợi trong mỗi người tình cảm
yêu thương, thấu hiểu với cha mẹ và người thân mình. |
0,25 |
|
||||
|
d. Chính tả, dùng từ,
đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,
ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|
|||||
|
e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ |
0,25 |
|
|||||
|
|
Lưu
ý: Trên đây là gợi ý mang tính định
hướng chung. Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm
điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết sáng tạo. |
||||||