Mùa hoa doi (Xuân Quỳnh)
ngữ liệu thơ năm chữ, ngữ liệu thơ 4 chữ 5 chữ, đề kiểm tra thơ 4 chữ 5 chữ
Bây giờ mùa hoa
doi
Trắng một vùng
Quảng Bá
Sóng ven hồ cứ
vỗ
Xanh một vùng cây tre.
Ta đến với ta
đi
Bao lần anh có
nhớ?
Dưới vòm cây lặng
lẽ
Dưới vòm cây chờ
mong.
Cánh buồm trôi
ngoài sông
Bò tập cày trên
bãi
Nâu một vùng đất
mới
Đôi tay người
gieo trồng.
Anh có đi cùng
em
Đến những miền
đất lạ
Đến những mùa
hái quả
Đến những ngày
thương yêu?
Qua nắng sớm
mưa chiều
Qua chặng đường
tan phá
Qua rất nhiều nỗi
khổ
Qua rất nhiều
niềm vui.
Anh có nghe hoa
doi
Quanh chổ mình
đứng đó?
Hoa ơi sao chẳng
nói
Anh ơi, sao lặng
thinh?
Đốt lòng em câu
hỏi:
“Yêu em nhiều
không anh?”
Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, NXB Đồng Nai, 1997)
CUỘC ĐỜI, SỰ
NGHIỆP VÀ CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
Cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên thật
là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay
thuộc Quận Hà Đông, Tp Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm,
bố thường xuyên đi công tác xa gia đình. Xuân Quỳnh lớn lên trong vòng tay của
bà nội.
Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi
sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ
như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
Từ năm 1963 – 1964, Xuân Quỳnh bắt đầu
tham gia vào sự nghiệp văn thơ của mình, bà được học tại trường bồi dưỡng những
người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam. Sau khi học xong bà về làm
việc tại Báo Văn Nghệ và báo phụ nữ Việt Nam.
Chủ đề chính trong những bài thơ của
Xuân Quỳnh thường hướng nhiều về nội tâm như: Kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu gia
đình… Thơ ca của bà có tính hướng nội, thiên nhiều về tâm trạng cá nhân nhưng
không quá rời xa với đời sống.
Thơ của bà là đời sống thực, đời sống của
bà trong những năm đất nước còn đang bị chiến tranh, nghèo đói, thơ của Xuân Quỳnh
là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một người phụ nữ. Những nét
riêng trong thơ của Xuân Quỳnh so với các thế hệ nhà thơ hiện đại khác cùng thời
đó chính là cái gọi là khía cạnh nội tâm.
Thời ấy đa phần thơ thiên về phản ánh sự
kiện xã hội, tâm trạng của tác giả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn
của tác giả hòa chung với vui buồn của người dân trong xã hội. Tâm trạng thơ
trong Xuân Quỳnh thì lại khác, những lời thơ của tác giả nảy sinh ra từ chính
những cuộc sống đời thường của tác giả.
Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình
cảm và sự tinh tế nhưng lẩn khuất phía sau những tình cảm ấy là là những tư tưởng
có tính khái quát, triết lý. Đấy là một trong những triết lý được nảy sinh từ đời
sống.
Nhà thơ Xuân Quỳnh đã được nhà nước
phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu
bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
Tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Xuân Quỳnh
- Tơ tằm – Chồi biếc (tuyển tập 18 bài
thơ) thơ được in chung phần Chồi Biếc, NXB văn học, 1963.
- Hoa dọc chiến hào, 28 bài – 1968;
- Gió Lào, cát trắng – 1974;
- Tập thơ Lời ru trên mặt đất, 34 bài –
1978;
- Cây trong phố – Chờ trăng, in chung
phần Chờ trăng, 1981;
- Sân ga chiều em đi – 1984;
- Tự hát – 1984;
- Hoa cỏ may, 18 bài thơ – năm 1989;
- Thơ Xuân Quỳnh – 1992, 1994;
- Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ
1994;
- Không bao giờ là cuối, 21 bài thơ –
2001.
Ngoài ra, còn một số tác phẩm viết cho
thiếu nhi của nhà thơ Xuân Quỳnh được xuất bản như:
- Mùa xuân trên cánh đồng – Truyện thiếu
nhi, 1981;
- Bầu trời trong quả trứng – Thơ văn
thiếu nhi 1982, 32 thơ + 16 văn;
- Truyện Lưu Nguyễn – Truyện thơ, 1985;
- Bến tàu trong thành phố – Truyện thiếu
nhi, 1984;
- Vẫn có ông trăng khác – Truyện thiếu
nhi, 1986;
- Tuyển tập truyện thiếu nhi – 1995;
- Chú gấu trong vòng đu quay – Tập truyện;