Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8
Ma trận đặc tả đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8 kntt, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 kntt
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
I. MỤC
TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất
trong chương trình của học kì 1 (bài 3,4,5), môn Ngữ văn lớp 8 bộ sách Kết nối
tri thức với cuộc sống.
II. HÌNH
THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.
III. THIẾT
LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1. Khung ma trận đề
1 |
Kĩ
năng |
Đơn
vị kiến thức / kĩ năng |
Mức
độ nhận thức |
Tổng
số câu |
Tổng
% điểm |
|||||||
Nhận
biết |
Thông
hiểu |
Vận
dụng |
Vận
dụng cao |
|||||||||
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
TN KQ |
TL |
|||||
1 |
Đọc
hiểu |
Nghị luận xã hội |
4 (20%) |
0 |
4 (20%) |
1 (10%) |
0 |
1 (10%) |
0 |
0
|
10 |
60% |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề một vấn
đề đời sống |
0 |
1* (5%)
|
0 |
1* (15%) |
0 |
1* (15%) |
0 |
1* (5%) |
1 |
40% |
Tổng |
20% |
5% |
20% |
25% |
0 |
25% |
0 |
5% |
11 |
100% |
||
Tỉ
lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
||||||||
Tỉ
lệ chung |
70% |
30% |
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
TT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức / kĩ
năng |
Mức độ nhận thức |
Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Nghị luận
xã hội |
Nhận biết: - Xác định được luận đề, luận
điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản. - Nhận biết được các từ địa phương,
biệt ngữ xã hội, từ tượng hình, từ tượng thanh. - Xác định được một số thành ngữ
thông dụng, các yếu tố Hán Việt. Thông hiểu: -
Nêu
được nội dung bao quát của văn bản. -
Phân
tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận
điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể
hiện luận đề. -
Phân
biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan
(có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết. -
Xác
định được sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ. Vận dụng: -
Rút
ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn
bản. -
Liên
hệ được nội dung nêu trong văn bản với
những vấn đề của xã hội đương đại. -
Thể
hiện được thái độ đồng tình / không
đồng tình/ đồng tình một phần với quan điểm của tác giả. |
4TN |
4TN 1TL |
1TL |
0 |
2 |
Viết |
Viết bài
văn nghị luận về một vấn đề đời sống |
Nhận
biết: Thông
hiểu: Vận
dụng: Vận
dụng cao: Viết
được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống. Trình bày rõ vấn đề và thể
hiện rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó; nêu được lí lẽ và bằng
chứng thuyết phục. |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
1*TL |
Tỉ
lệ % |
25% |
45% |
25% |
5% |
|||
Tỉ
lệ chung |
70% |
30% |
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn
– Lớp 8
Thời
gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Đề gồm có 02 trang
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới :
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc
để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một
thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài
hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt
câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt
tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống
văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử. […]
Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc
sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp
nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt
là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng,
ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần
chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền
hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều
nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt),
đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong
lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”[1].
Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng
ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng
(âm bình và dương bình[2]) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể
vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm
bổng. […] Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất
nhạc. Là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, một thứ
tiếng hay trước hết phải thoả mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện
này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về
hình thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng
lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính
xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt
ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và những cách nói của
các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới,
để thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế,
chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,…
Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng
Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên
đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB
Giáo dục Việt Nam, tr.34-36)
[1] Guýt-xta-vơ Huê (Gustave Hue), Lời nói đầu tập Từ
điển Việt – Trung – Pháp, Nhà in Trung Hòa, Hà Nội, 1937. (chú thích của tác giả)
[2] Âm bình và dương bình: hai thanh bằng trong hệ
thống thanh điệu của tiếng Việt. Âm bình (còn gọi là trầm bình): thanh huyền.
Dương bình (còn gọi là phù bình): thanh ngang, không có dấu thanh.
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến
câu 8 (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Nhan đề thể hiện yếu tố nào trong văn bản
trên?
A. Luận đề B.
Luận điểm C. Ý kiến D. Lý lẽ
Câu 2: Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Khẳng định tầm quan trọng của Tiếng Việt. B. Khuyến khích mọi người học và yêu tiếng
Việt.
C. Thấy tiếng Việt giàu và đẹp để yêu, tự hào. D. Giúp người nước ngoài yêu tiếng Việt.
Câu 3: Theo tác giả, cái đẹp của tiếng Việt không thể
hiện ở phương diện nào?
A. Âm hưởng. B.
Thanh điệu. C. Cách đặt câu D. Cách viết
Câu 4: Theo tác giả nói tiếng Việt hay có nghĩa là
gì?
A. Tiếng Việt có cấu tạo phong phú về từ ngữ, về
hình thức diễn đạt.
B. Tiếng Việt diễn đạt được mọi tình cảm, tư tưởng của
người Việt Nam.
C. Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm và phụ âm
khá phong phú.
D. Tiếng Việt ngữ pháp ngày càng uyển chuyển hơn,
chính xác hơn.
Câu 5: Từ “uyển chuyển” trong câu: “tiếng Việt là một
thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển
trong cách đặt câu.?” được dùng với nghĩa nào?
A. Dáng điệu, đường nét mềm mại. B. Lên xuống trầm bổng,
dễ nghe.
C. Linh hoạt, biến hóa phù hợp D. Thay đổi
liên tục, tùy thích
Câu 6: Việc đưa nhận xét của một giáo sĩ nước ngoài
về tiếng Việt vào trong bài viết (phần in đậm) có vai trò gì?
A. Làm bằng chứng để chứng minh tiếng Việt là một thứ
tiếng đẹp.
B. Làm bằng chứng để chứng minh tiếng Việt giàu chất
nhạc.
C. Vừa lí lẽ, vừa là bằng chứng để chứng minh tiếng
Việt đẹp.
D. Làm bằng chứng cho thấy tiếng Việt đồi dào về từ
ngữ.
Câu 7: Câu “Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không
phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.” đóng vai trò gì trong văn bản?
A. Là bằng chứng trong văn bản nghị luận. B. Là lí lẽ trong văn bản nghị luận.
C. Vừa là bằng chứng, vừa là lí lẽ. D. Là ý kiến chung của
cả văn bản.
Câu 8: Câu cuối của văn bản khẳng định điều gì?
A. Người Việt cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
B. Cấu tạo tiếng Việt là biểu hiện về sức sống của
nó
C. Vẻ đẹp của tiếng Việt là vẻ đẹp thanh điệu
D. Sự giàu có của tiếng Việt thể hiện ở từ vựng
Câu 9 (1,0 điểm). Chỉ ra lí lẽ, bằng chứng khách
quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau: “Nhiều
người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân
dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ
không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ
nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời
khen xã giao.”
Câu 10 (1,0 điểm). Em có đồng ý với tác giả rằng
“Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của
mình.” không? Vì sao?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của
học sinh trong giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hiện nay.
--- HẾT ---
HƯỚNG DẪN
CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC
2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 8
Phần |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||||||
ĐỌC |
|
4.0 |
||||||||||||||||||||
Câu
8: -
Lí lẽ, bằng chứng khách quan: Nhiều
người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng
nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất
nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người
“nghe” và chỉ nghe thôi. -
Ý kiến đánh giá chủ quan của người viết:
Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen
xã giao. |
0,5
0,5
|
|||||||||||||||||||||
Câu
9. HS có sự đồng ý hoặc không và lý giải hợp lý. |
1,0 |
|||||||||||||||||||||
VIẾT |
Đây
là dạng yêu cầu kiểm tra năng lực hình thành văn bản nên cần đảm bảo yêu cầu
về hình thức, bố cục, logic; đảm bảo yêu cầu về diễn đạt, dùng từ, đặt câu,
chính tả; biết sử dụng bằng chứng, lí lẽ… |
4,0 |
||||||||||||||||||||
a.
Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn: mở bài giới thiệu khái quát
về vấn đề cần bàn; Thân bài phân tích vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn
bạo lực học đường; Kết bài khẳng định ý nghĩa của vấn đề. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||
b.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của học sinh trong
việc ngăn chặn bạo lực học đường |
0,5 |
|||||||||||||||||||||
c.
Triển khai vấn đề nghị luận: |
2,75 |
|||||||||||||||||||||
-
Giới thiệu khái quát vấn đề và nêu ý kiến của người viết. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||
-
Giải thích nội dung: Thế nào là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? |
0,25 |
|||||||||||||||||||||
-
Tại sao lại nêu ra vấn đề? (những nguyên nhân của việc cần phải giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt) +
Thực trạng của sử dụng tiếng Việt của giới trẻ nói riêng và người Việt nói
chung. +
Hậu quả của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng |
0,75 |
|||||||||||||||||||||
-
Tại sao học sinh có vai trò giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? +
Trách nhiệm của cá nhân với đất nước: giữ gìn tiếng mẹ đẻ là yêu nước. +
Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa … |
0,75 |
|||||||||||||||||||||
-
Làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? +
Tuyên truyền để thay đổi nhận thức +
Nói và viết tiếng Việt đúng chuẩn … |
0,5 |
|||||||||||||||||||||
-
Khẳng định vị trí và ý nghĩa của vấn đề.
|
0,25 |
|||||||||||||||||||||
d. Chính tả, ngữ
pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||
e. Sáng tạo: lời kể sinh động, sáng tạo; có
suy nghĩ sâu sắc. |
0,25 |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
||||||||||||||||||||