Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 7
ma trần đặc tả đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 7 kntt, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 7 có đáp án
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn
– Lớp 7
(ĐỀ CHÍNH THỨC)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn năng lực, phẩm chất trong chương trình của học kì 1 (bài 3,4,5), môn Ngữ văn lớp 7 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo các nội dung: Truyện ngắn; Số từ, Phó từ; Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc.
II.
HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Kiểm tra theo hình thức kết hợp trắc nghiệm 60%, tự luận 40%.
III.
THIẾT LẬP MA TRẬN, ĐẶC TẢ
1.
Khung ma trận đề kiểm tra cuối kì I
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/ đơn vị kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
||||||
1 |
Đọc |
Truyện ngắn |
4 (20%) |
0 |
4 (20%) |
1 (10%) |
0 |
1 (10%) |
0 |
0 |
60 |
|||
|
|
|||||||||||||
2 |
Viết |
Viết bài văn biểu cảm về con
người và sự việc |
0 |
1* (5%) |
0 |
1* (15%) |
0 |
1* (15%) |
0 |
1* (5%) |
40 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
5% |
20% |
25% |
0 |
25% |
0 |
5% |
100 |
|||||
25% |
45% |
25% |
5% |
|
||||||||||
Tổng |
70% |
30% |
|
|||||||||||
2.
Bản đặc tả đề kiểm tra
STT |
Kĩ năng |
Đơn vị kiến thức/ Kĩ năng |
Mức độ đánh giá |
Số lượng câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||
1 |
Đọc |
Truyện ngắn |
Nhận
biết: -
Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. -
Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể
trong một văn bản. -
Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.
-
Xác định được số từ, phó từ. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Thông
hiểu: -
Tóm tắt được cốt truyện. -
Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. -
Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua
ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể. -
Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời
thoại; qua lời của người kể chuyện và/hoặc lời của các nhân vật khác. - Hiểu được khái niệm ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh và biết
vận dụng từ ngữ đúng với ngữ cảnh. |
|
|
|
|
|
|
|
|
Vận
dụng: -
Thể hiện được thái độ đồng tình/không đồng tình/đồng tình một phần với những
vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Nêu được những trải
nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác
phẩm. |
|
|
|
|
|
2 |
Viết |
Viết bài văn biểu cảm về con người
và sự việc. |
Nhận
biết: Thông
hiểu: Vận
dụng: Vận dụng cao: Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc
sự việc. Bài viết thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người,
sự việc; nêu được vai trò của con người, sự việc đối với bản thân. |
|
|
|
|
|
3. Đề kiểm tra
KIỂM TRA
CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn –
Lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể
thời gian phát đề)
Đề gồm có 02 trang
Họ và tên học sinh:
............................................................ SBD
..................... Lớp .......................
PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu
nêu bên dưới :
Năm
nay, tất cả các cây lớn trong vườn của ông tôi đều lên bảy tuổi. Còn ông thì đã
bảy mươi tuổi chẵn.
Bây
giờ đang là lúc giao mùa. Đông chưa hết, mùa xuân thì chưa tới. Cây đại rụng
gần hết lá, trên ngọn cao chỉ còn lại vài bông hoa cuối cùng. Khế đang chín
những chùm quả mới để chào đón Tết. Cây bưởi bắt đầu nhú những nụ hoa xinh
xinh. Hồng xiêm đã đơm lên đầu cành những trái tròn nâu be bé. Giàn nhót rụng
hoa lấm tấm như sao sa. Tất cả đang sửa soạn để đón mùa xuân đấy.
Công
trường phía sau nhà ông tôi đang thi công rầm rộ. Con sông thối đã bị lấp một
quãng lớn. Thế mà sớm nay tôi vẫn thấy một con cuốc lặng lẽ đậu trên bờ tường
hàng xóm. Tôi ngắm nó, thầm nói: “Chào cuốc nhé! Khi nào con sông này bị lấp
hết thì mình chẳng còn nhìn thấy bạn nữa đâu!” Như đoán được ý nghĩ của tôi,
cuốc quay đầu nghển cổ nhìn tôi rồi bay xuống bụi rậm. Một đôi chích chòe vờn
nhau, im lặng bay đuổi nhau từ giàn nhót sang cây khế nhanh như ánh chớp. Chúng
nó đang để dành tiếng hót cho mùa xuân. Nhưng liệu đến mùa xuân chích chòe có
còn về vườn ông tôi không nhỉ?
Tôi
để ý thấy có nhiều sự thay đổi trong vườn. Mùa này, khóm dọc mùng không lớn
được, cứ lụi dần. Cả xương sông và lá lốt cũng thế. Mấy con rùa không kiếm được
giun và ốc sên, bắt đầu chịu khó ăn khế rụng. Tội nghiệp rùa quá. Có lần tôi
rắc cơm nguội cho con rùa nước, nó nhặt từng hạt ăn rất ngon. Hễ vòi nước máy
chảy rào rào là nó lịch kịch chạy tới, chả là nó nhớ sông nhớ suối mà. Tôi đang
nghĩ nay mai sông lấp hết, con đường lớn được mở ngay sau vườn ông tôi, liệu
cây cối có còn không, lũ chim sẽ sống ở đâu và rùa sẽ sống ở đâu? Cóc thì đã
biến đâu hết sạch.
Có
điều là chuột dạo này nhiều quá. Cổng nhà ông tôi là nơi tập kết rác hằng ngày,
chuột kéo nhau đến ăn các thức ăn thừa. Đã có hai con chuột chết trong vườn vì
ăn phải bả. Ông tôi chôn một con ở gốc bưởi, một con ở gốc hồng xiêm. Chuột đào
bới cả gốc cây tùng trong chậu cảnh của ông tôi, không biết nó tìm kiếm cái
gì?
Tôi
giam mấy cành hồng, chỉ nhú lên vài lá là sâu róm xơi hết. Những đám chua me
đất xanh tốt cũng bị sâu ăn lỗ chỗ.
Tôi
báo cáo tình hình cây cối, chim chóc và loài vật trong vườn cho ông tôi nghe.
Ông xoa đầu tôi, cười hiền từ:
-
Ông mừng là cháu lớn rồi, biết nghĩ rồi. Cái vườn này bảy tuổi, cháu đã thêm
bảy tuổi và ông cũng đã thêm bảy tuổi...
Nép
vào lòng ông, tôi thầm nghĩ: “Ông ơi, ông đừng thêm tuổi nữa, để chúng cháu mãi
mãi được ở bên ông, được chăm sóc cây cối và loài vật trong vườn ông…”
Nhưng
làm sao tôi bắt được mùa đông ngừng lại và mùa xuân không tới? Làm sao tôi buộc
được bưởi không ra hoa ngào ngạt vào những tháng giêng, hai?
Tôi
sắp tròn mười sáu tuổi rồi, đã từ biệt khăn quàng đỏ rồi. Ôi cả vui cả buồn lẫn
lộn!
Bỗng
ông vỗ vai tôi, đưa cho năm nghìn và bảo:
-
Ly! Con mua ô mai cam thảo về ăn đi! Ông thèm ô mai lắm.
Tôi
sáng mắt, chạy vụt ra phố, ngỡ mình mới lên chín như ngày nào cùng ông bà vừa
dọn đến ở đây.
3/1/1998
(Trích Những truyện hay viết cho thiếu nhi, Vũ
Tú Nam, NXB Kim Đồng, 2021, tr.201-203)
Chọn chữ cái đứng trước
câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5 (mỗi câu trả lời đúng được
0.5 điểm)
Câu 1: Văn bản trên được kể theo
ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
A. Ngôi thứ nhất, người kể là tác giả. B. Ngôi thứ nhất, người kể giấu
mình.
C. Ngôi thứ nhất, người kể là nhân vật Ly. D. Ngôi thứ ba,
người kể giấu mình.
Câu 2: Thời điểm giao mùa được nhắc
đến trong câu chuyện trên là thời điểm nào?
A. Mùa đông không còn, mùa xuân đã đến. B. Mùa đông đã qua, mùa xuân đang
đến.
C. Mùa đông chưa hết, mùa xuân chưa về. D. Mùa đông vừa qua, mùa xuân vừa
đến.
Câu 3: Dòng nào nêu đúng và đầy đủ
những loài cây trong vườn ông đang đón xuân về?
A. Cây đại, khế, bưởi, hồng xiêm, giàn nhót. B. Cây đại, khế,
bưởi, dọc mùng.
C. Cây khế, cây bưởi và cây hồng xiêm. D. Cây khế, cây hồng xiêm, giàn
nhót.
Câu 4: Dòng nào sau đây là suy nghĩ
của nhân vật “tôi” về tương lai khu vườn của ông?
A. Chào cuốc nhé! Khi nào con sông này bị lấp hết thì mình chẳng còn nhìn
thấy bạn nữa đâu!
B. Tôi đang nghĩ nay mai sông lấp hết, con đường lớn được mở ngay sau
vườn ông tôi, liệu cây cối có còn không, lũ chim sẽ sống ở đâu và rùa sẽ sống ở
đâu?
C. Ông ơi, ông đừng thêm tuổi nữa, để chúng cháu mãi mãi được ở bên ông,
được chăm sóc cây cối và loài vật trong vườn ông.
D. Nhưng làm sao tôi bắt được mùa đông ngừng lại và mùa xuân không tới?
Làm sao tôi buộc được bưởi không ra hoa ngào ngạt vào những tháng giêng, hai?
Câu 5: Suy nghĩ về tương lai khu
vườn của nhân vật “tôi” ở câu trên (câu 4) cho biết tình cảm gì của người kể?
A. Luyến tiếc khu vườn cũ sẽ không còn. B.
Thương nhớ cây cối, loài vật trong vườn.
C. Lo lắng, tiếc cây cối, loài vật trong vườn. D. Buồn vì không được chăm sóc khu vườn.
Câu 6: Qua cách quan sát khu vườn
của ông, nhân vật “tôi” thể hiện tính cách nào?
A. Yêu thiên nhiên, yêu thương ông. B. Yêu thiên nhiên, nhạy cảm.
C. Gắn bó với các loài cây trong vườn. D.
Yêu cây cối, yêu động vật.
Câu 7: Qua khu vườn của ông và qua
những suy nghĩ của nhân vật “tôi” về ông, em có nhận xét gì về tính cách của
người ông?
A. Yêu thiên nhiên, yêu thương cháu. B.
Thích chăm sóc cây cối, con vật.
C. Thương yêu con cháu tha thiết. D.
Có tài chăm sóc cây cối, hiểu cháu.
Câu 8: Từ “tập kết” trong câu “Cổng
nhà ông tôi là nơi tập kết rác hằng ngày, chuột kéo nhau đến ăn các thức ăn
thừa.” có nghĩa là gì?
A. Kết hợp để cùng làm một việc. B.
Tập trung tại một chỗ theo quy định.
C. Gom lại để phân loại. D. Tập
hợp lại một chỗ, một nơi.
Câu 9: Vì sao nhân vật “tôi” lại cả
vui cả buồn lẫn lộn? (1,0 điểm)
Câu 10: Nếu được chọn một thời điểm
giao mùa đáng nhớ cho bản thân thì em sẽ chọn thời điểm giao giữa hai mùa nào?
Vì sao? (1,0 điểm)
PHẦN II – PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về một người đã truyền cảm hứng cho em trong học tập hoặc trong cuộc sống.
--- HẾT
---
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KÌ I
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
Phần |
Yêu cầu |
Điểm |
|
||||||||||||||||||
I – Đọc |
|
6,0 |
|
||||||||||||||||||
Trắc nghiệm |
Từ câu 1 đến câu 8: mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
|
4,0 |
|
||||||||||||||||||
Trắc nghiệm tự luận |
Câu 9: Gợi
ý: -
Vui vì tôi đã
lớn, trưởng thành, không còn đeo khăn quàng đỏ. -
Buồn vì ông mỗi
ngày mỗi ggiaf đi và có thể ông sẽ phải xa con cháu. Hướng dẫn chấm: HS cần
lý giải lý do vui và buồn. Mỗi lý do phù hợp đạt 0,5 điểm. |
1,0 |
|
||||||||||||||||||
Câu 10: Gợi
ý: - HS
chọn thời khắc giao mùa mình thích và có lý do rõ ràng, hợp lý. (nếu
chọn mà không có lý giải chỉ đạt 0,25 điểm) |
1,0 |
|
|||||||||||||||||||
II – Viết |
Làm văn: Đây là dạng
câu hỏi kiểm tra kiến thức và kĩ năng hình thành văn bản nên học sinh cần đảm
bảo yêu cầu về hình thức bài văn; bố cục hợp lí, logic; đảm bảo các yêu cầu về
diễn đạt, dùng từ, chính tả; biết bày tỏ cảm xúc về một người cụ thể. |
4,0 |
|
||||||||||||||||||
a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức bài văn:
đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. |
0,25 |
|
|||||||||||||||||||
b)
Xác định đúng yêu cầu kiểu bài: bày tỏ cảm
xúc của em về một người mà em ngưỡng mộ. |
0,25 |
|
|||||||||||||||||||
c) Triển khai nội dung biểu cảm: Học sinh cần biết trình bày bài viết theo trình tự: |
2,5 |
|
|||||||||||||||||||
* Mở bài: - Giới thiệu về nhân vật mà em chọn. - Bày tỏ cảm
xúc chung. |
0,25 |
|
|||||||||||||||||||
* Thân bài: - Cảm xúc về những đặc
điểm riêng của nhân vật (biểu cảm + tả) |
1,0 |
|
|||||||||||||||||||
- Cảm xúc về những việc nhân vật đã làm để
truyền cảm hứng cho em |
1,0 |
|
|||||||||||||||||||
*Kết bài: - Khẳng định tình cảm của em dành cho người
đó. - Rút ta bài
học hoặc lời hứa hẹn. |
0,25 |
|
|||||||||||||||||||
d)
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn
chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. |
0,25 |
|
|||||||||||||||||||
e) Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện suy nghĩ, tình cảm
sâu sắc, mới mẻ. |
0,5 |
|
|||||||||||||||||||
* Lưu ý:
Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng chung. Giáo viên căn cứ vào
những bài làm cụ thể của học sinh, linh hoạt chấm điểm cho phù hợp, khuyến
khích những bài làm có tính sáng tạo. |