Tầm quan trọng của lắng nghe
the importance of listening,the role of listening,Listening shows respect for the other person,Listening helps us bond and create relationships
Lắng
nghe luôn được đánh giá là kỹ năng quan trọng bậc nhất và cũng khó nhất trong
quá trình truyền thông vì thế mới có câu: “Mất hai năm để học nói nhưng mất cả
đời để học lắng nghe”. Hay “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim
cương” để thấy được tầm quan trọng của lắng nghe đối với tất cả chúng ta -
không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… Lắng nghe đóng vai trò
quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp, là một trong những phương thức thu phục
lòng người, là cách thức để rút ngắn con đường tới thành công.
Đầu
tiên, lắng nghe thể hiện sự tôn trọng đối phương. Theo nghiên cứu của
Maxlaw thì con người có 7 bậc nhu cầu được xếp theo thứ tự như sau: vật chất,
an toàn, tình cảm, công nhận, tôn trọng, cống hiến và thẩm mỹ. Được tôn trọng
là một trong những nhu cầu luôn tồn tại trong bản thân mỗi người, không phân biệt
giàu nghèo, chức vụ, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính bởi mọi người đều có cảm
nhận, lòng tự ái và sự tự tôn bản thân nhất định. Nên khi ta lắng nghe đối
phương nói bằng cả đôi tai, ánh mắt, bằng thái độ chân thành là cách chúng ta
làm thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, đáp ứng sở nguyện được người khác lắng
nghe mình nói của đối phương. Mặt khác, muốn có tài ăn nói thì phải biết lắng
nghe, muốn được người khác quan tâm thì trước tiên bản thân phải học được cách
tôn trọng, quan tâm người khác vì “trong cuộc sống, không thể trao đi một cục
đá lạnh lại đòi về những tình cảm yêu thương, ấm áp”.
Không những thế, lắng nghe còn giúp chúng ta gắn kết, tạo lập các mối quan hệ. Chúng ta nhận ra rằng trong cuộc sống để tạo lập được một mối quan hệ đã khó và để duy trì nó luôn bền vững, tốt đẹp còn khó hơn. Và một trong những mấu chốt quan trọng lại nằm ở việc lắng nghe vì tất cả mọi người đều có nhu cầu được tôn trọng, được sẻ chia và quan tâm. Vì vậy, khi người khác trò chuyện chúng ta hãy lắng nghe với một tâm hồn tĩnh lặng, sáng suốt, một thái độ tâm trung và biết khuyến khích họ nói về chính họ về thành công của họ. Có câu nói: “Lắng nghe trọn vẹn đôi lúc còn có giá trị hơn cả những lời an ủi bâng quơ, bởi cảm giác được trút hết nỗi lòng mình ra cho một người thành thực để tâm đã là quá đủ nhẹ nhõm”. Đặc biệt, trong sự vận động hối hả của thời gian, giữa bộn bề lo toan của cuộc sống, con người lại càng có nhiều nỗi lòng mong được chia sẻ để nhận sự thấu cảm của người khác. Và chính sự lắng nghe trọn vẹn là cử chỉ của trái tim chân thành đem lại sự hàn gắn hay thấu hiểu nhau hơn. Để làm được điều này thì chúng ta phải ghi nhớ một nguyên tắc trong quản lý con người: “Mọi người thường không quan tâm đến bạn hay công việc của bạn cho đến khi họ biết bạn quan tâm thực sự đến những vấn đề của họ”. Và khi trò chuyện với ai đó, chúng ta hãy nhớ rằng “mỗi người sinh ra chỉ có một cái miệng nhưng có hai cái tai” và miệng được xem là vũ khí sắc bén, nó có thể làm tổn thương, làm đau lòng, thẫm chí là “giết” chết người vì vậy ta hãy “nói ít lại, nhìn và lắng nghe nhiều hơn”.
Và
lắng nghe không chỉ giúp chúng ta tạo lập, xây dựng được các mối quan tốt đẹp
hơn mà còn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuận. Bởi
khi ta thực sự chú tâm và lắng nghe một cách chân thành thì chính sự thành tâm
sẽ biến thành dòng nước mát xoa dịu cơn tức giận của đối phương. Đồng thời họ cảm
thấy được tôn trọng nên cởi mở hơn trong việc giải quyết các vấn đề khúc mắc giữa
hai bên.
Đồng
thời, biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta tiếp cận nhanh hơn tới sự thành công.
Và điều này đã được chứng minh bởi thực tiễn từ những nhân vật kiệt xuất, doanh
nhân, nhà quản trị thành công trên khắp thế giới. Với họ, thời gian lắng nghe
nhiều hơn thời gian nói, viết và đọc, mặt khác họ cũng thích người nghe giỏi
hơn người nói giỏi. Theo kết quả điều tra của Mỹ thì trong quá trình làm việc
các nhà quan trị dành 32,7% thời gian cho việc lắng nghe, 25,8% thời gian cho
việc nói, 22,6 % cho việc viết và chỉ dành 18,8% cho việc đọc. Và tất cả họ đều
cho rằng lắng nghe là vấn đề mấu chốt giúp họ thành công trong công việc. Đồng
thời từ thực tế, khi chúng ta biết lắng nghe sẽ tiếp thu tri thức tốt hơn, học
hỏi được kinh nghiệm nhiều hơn, có cái nhìn thấu đáo hơn, được mọi người đánh
giá phẩm chất chúng ta tốt hơn, có nhiều mối quan hệ tốt đẹp, bền vững hơn. Và
chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ chúng ta thành công hơn, trưởng thành hơn trong công
việc, cuộc sống nên có câu nói: “Hãy học cách lắng nghe, cơ hội có thể gõ chửa
rất khẽ khàng”.
Và
với sinh viên, tới lớp chăm chú lắng nghe kiến thức thầy cô truyền đạt, tích cực
thảo luận nội dung bài học là phương thức các bạn học bài nhanh nhất, nhớ kiến
thức được sâu nhất. Vì thế về nhà các bạn không cần bỏ nhiều thời gian để
xem lại nội dung bài vở trên lớp, thay vào đó các bạn có thể đọc thêm sách, tìm
hiểu thêm tri thức khác, hay có thể sắp xếp tốt thời gian để đi làm thêm nhằm
tích lũy kinh nghiệm và thêm thu nhập. Nhờ đó, khi rời ghế nhà trường các bạn dễ
dàng vận dụng kiến thức vào thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Mặt
khác, chính ý thức thái độ học tập của học sinh, vinh viên được thể hiện ở sự lắng
nghe một cách nhiệt thành, trao đổi, thảo luận bài sôi nổi sẽ tiếp thêm ngọn lửa
yêu nghề, cảm hứng truyền đạt kiến thức của thầy cô.
Như
vậy, lắng nghe là chìa khóa của thành công; là phương tiện để gắn kết, tạo lập
mối quan hệ; là cách thức để chúng ta thể hiện sự tôn trọng người khác trước
khi muốn nhận được sự tôn trọng, tình yêu mến, sự tin tưởng của mọi người dành
cho mình.